Phòng thí nghiệm Mô hình hóa môi trường, thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Bách Khoa Tp. HCM, được thành lập theo Quyết định số 1339/QĐ-ĐHBK-TCHC do trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh ban hành ngày 11 tháng 6 năm 2014. Phòng có mục tiêu  nghiên cứu và đào tạo theo hướng ứng dụng mô hình toán, phần mềm hướng tới giải quyết các bài toán môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững với tầm nhìn hướng tới 2025. Phòng luôn phấn đấu cân bằng giữa việc tạo ra tri thức và sự phổ biến kiến ​​thức liên quan tới mô hình hóa và phát triển các phần mềm môi trường, tập trung vào đào tạo và hướng dẫn sinh viên. 

Phòng có những chức năng và nhiệm vụ sau:
1.Đào tạo sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh cho Khoa Môi trường và Tài nguyên theo hướng ứng dụng mô hình hóa trong nghiên cứu, quản lý môi trường và biến đổi khí hậu.
2.Xây dựng các khóa đào tạo ngắn hạn do Khoa, Trường tổ chức liên quan đến ứng dụng mô hình toán, phần mềm môi trường trong công tác quản lý môi trường.
3. Nghiên cứu triển khai ứng dụng mô hình toán và các phần mềm môi trường trong quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Trong đó các công nghệ chính là hệ thống thông tin địa lý (GIS), mô hình hóa, viễn thám, hệ thống cơ sở dữ liệu.
4. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin môi trường và ứng dụng vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai chuyển giao công nghệ của Khoa,Trường.
5. Phối hợp với các Bộ môn trong Khoa Môi trường và Tài nguyên vàcác Khoa khác (Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Bộ môn Tài nguyên nước, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Khoa Khoa học Ứng dụng) trong Trường thực hiện các đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ do Khoa, Trường chủ trì.
6. Tăng cường phát triển công tác đào tạo và hợp tác quốc tế của Khoa và Trường trong lĩnh vực mô hình hóa môi trường và phần mềm.
Trang web chính thức: www.emslab.net và trang thông tin của nhóm: www.envim.net
Các thành viên nhóm nghiên cứu thời điểm tháng 4/2019.
Các thành viên tham gia mảng mô hình khí và phần mềm, tháng 4/2019.
Các thành viên thuộc nhóm nước, tháng 4/2019.
Tháng 1/2018, nhóm đã nhận kết quả ứng dụng viễn thám xây dựng bản đồ ô nhiễm bụi PM10 cho Tp.HCM
Tháng 1/2018, nhóm nghiên cứu đã giải quyết nhiệm vụ quan trọng: ứng dụng mô hình thời tiết WRF tạo bộ số liệu khí tượng cho mô hình EnvimAP.
Cũng trong tháng 1/2018, nhóm đã thành công kết nối số liệu khí tượng từ chạy WRF vào mô hình (không phải mua của Lake).
Các thành viên đã làm nên bước ngoặc quan trọng của đề tài: khai thác, ứng dụng WRF và viễn thám trong đề tài.

Nhóm thành viên tham gia mảng khí tượng, mô hình lan truyền, viễn thám và GIS (từ trái qua phải: Nguyễn Châu Mỹ Duyên, Mai Thanh Nga, thầy Bùi Tá Long, Võ Thị Tâm Minh, Ninh Thị Thanh Hoa)

 

Tháng 7/2018, Envim đã thành công tích hợp mô hình tính toán ô nhiễm và mô hình đánh giá thiệt hại tới sức khỏe người dân do ô nhiễm không khí.

 

 

Tháng 1/2019, một lần nữa Envim đã thành công trong khai thác WRF tính toán lan truyền chất.